An toàn là điều cần quan tâm nhất trong quá trình sửa chữa
Trước khi tìm hiểu cách sửa chữa xe an toàn, chúng ta nên biết về những bộ phận dễ gây nguy hiểm cho người sửa chữa.
Những bộ phận gây nguy hiểm của xe ô tô
Thứ cần quan tâm đầu tiên đó là các chi tiết làm bằng kim loại. Những chi tiết này trông có vẻ nhỏ nhưng khá nặng, đặc biệt là chi tiết của xe cũ. Các chi tiết chuyển động như quạt mát động cơ cũng là một vật dễ gây thương tích. Trong quá trình sửa chữa, các bộ phận chứa nhiên liệu như nhíp xe (lò xo), bình chịu áp lực có thể bị cháy nổ. Ngoài ra, một thứ rất dễ nhìn thấy nhưng đáng lưu ý đó là gỉ sắt, đặc biệt nếu trong môi trường sống có nước muối. Trong khi sửa chữa có thể vô tình bị vết thương nhỏ và gỉ sắt gây ra nhiễm trùng uốn ván.
Bên cạnh các kim loại, bạn cũng nên để tâm đến các mối nguy hiểm từ chất lỏng như nước làm mát hay chất lỏng truyền. Dầu động cơ đã được chứng minh là một chất gây ung thư cần phải để tránh xa da. Ethylene Glycol (chất làm mát động cơ) và dầu phanh về cơ bản là chất độc có thể gây suy thận nếu ăn phải. Nước rửa kính có chứa methanol có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. Axit sunfuric trong pin – ắc quy có thể gây bỏng, mù hoặc suy giảm chức năng cơ quan nội tạng.
Chất khí có trong xe là một mối đe dọa khác. Trong khí xả ô tô có có carbon monoxide có thể dẫn đến tổn thương não hoặc tử vong. Chất làm lạnh ở bộ phận điều hòa ô tô có thể gây ngạt thở, tổn thương phổi, hoặc các vấn đề về não nếu hít phải.
Làm thế nào để an toàn khi sửa xe?
Đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ và đeo kính bảo hộ
Duy trì thói quen đeo găng tay khi sửa chữa xe. Đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ và đeo kính bảo hộ là cách đơn giản nhất để tránh dầu, nước làm mát hay nhiên liệu xe dính vào da, mắt. Tuy nhiên cần đảm bảo đồ bạn mặc không quá rộng để tránh vướng vào các chi tiết như xích hoặc các bộ phận chuyển động.
Luôn mặc đồ bảo hộ trong quá trình sửa chữa
Sử dụng thiết bị kích, nâng gầm xe.
Các loại thiết bị nâng hạ thủy lực và kích, cầu đội xe khá nhỏ gọn và thuận tiện, nhưng hoạt động không thực sự ổn định. Kích sàn, kích cá sầu được đánh giá là an toàn hơn vì loại kích này khá vững, ít có khả năng bị đổ. Bạn cần đánh giá được trọng lượng của xe để chọn lựa thiết bị phù hợp và đảm bảo các chất lỏng không bị rò rỉ trong khi sửa chữa.
Chỉ sửa xe khi xe nguội hẳn (động cơ không còn nóng)
Sau khi xe tắt máy, động cơ tắt nhưng lượng nhiệt tỏa ra vẫn còn nóng. Ví dụ như ở bộ tản nhiệt sẽ vẫn chịu áp lực cho đến khi có nước làm mát. Khi mở nắp tản nhiệt khi động cơ nóng sẽ khiến nước làm mát nóng đổ lên tay, gây bỏng. Do đó, không bao giờ được mở nắp bộ tản nhiệt khi động cơ vẫn còn nóng.
Chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp dụng cụ sửa chữa
Tránh đặt các dụng cụ lên trên nắp xe hoặc trong khoang động cơ. Dụng cụ có thể rơi khỏi xe và rơi vào đầu bạn. Trong lúc sửa chữa, không nên mất sức lực vào việc di chuyển ra vào gầm xe nhiều lần để lấy các dụng cụ. Nếu có thể, bạn nên tìm người trợ giúp trong những lần sửa chữa đầu. Đồng thời, nên có bình chữa cháy, hộp cứu thương ở trong garage hoặc nhà của bạn.
Điều quan trọng nhất, đó là: Hiểu cách hoạt động của bộ phận bạn đang sửa chữa.
Nghiên cứu, tìm hiểu hướng dẫn sửa chữa và cách thức hoạt động của xe trước khi sửa chữa. Để có thể tự sửa chữa xe, bạn phải hiểu bộ phận hoạt động như thế nào và mỗi một bước sửa chữa kéo dài trong bao lâu.
Sẽ thật tuyệt nếu bạn tự sửa chữa được chiếc xe yêu quý. Trường hợp bạn không thực sự tự tin hoặc muốn nhanh chóng, an toàn, bạn nên mang xe đến các salon ô tô uy tín để sửa chữa.